Kinh nghiệm khi đi xe máy trên đường phượt
Phượt bằng xe máy đối với nhiều bạn trẻ như là một niềm đam mê, với những bạn đã thường xuyên đi thì không cần phải nói tuy nhiên đối với những bạn mới lần đầu sử dụng xe máy để đi phượt thì kinh nghiệm đi trên đường và xử lý tình huống là vô cùng quan trọng. Sau đây mình xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm mà chúng mình tập hợp lại được nhé.
Hiện nay với sự phổ biến của các loại xe ga, khá nhiều bạn sử dụng phương tiện dạng này cho các chuyến đi phượt của mình, tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình các bạn nên sử dụng xe số để thuận lợi hơn. Một số loại xe phổ biến là Future Neo, Wave RS, Jupiter, Sirius … với nhiều ưa điểm vượt trội hơn tay ga như : nhẹ nhàng, dễ đi, dễ sửa chữa, gầm cao và dễ buộc đồ hơn.
Kinh nghiệm chạy xe trên đường
Dưới đây là một số kinh nghiệm tổng hợp về việc di chuyển trên đường khi đi phượt bằng xe máy, bạn nên đọc kỹ để giảm thiểu rủi ro các nguy cơ gặp phải trên đường.

Chấp hành luật giao thông:
_ Luôn chấp hành luật giao thông khi đi đường, không đi hàng 3 (tốt nhất chỉ nên đi hàng 1) không lạng lách đánh võng, đi đúng làn đường của mình, chạy đúng tốc độ quy định (chú ý các loại biển báo khi vào khu vực đông dân cư)
_ Chạy đúng tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư với 40km/h.
_ Chạy đúng tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư với 50km/h.
_Nắm vững luật Giao thông đường bộ để có thể xử lý các tình huống khi gặp vấn đề với CSGT. Khi đã bị phạt và xác định rõ là mình sai thì không nên gây căng thẳng, hãy chủ động xin nộp phạt tại chỗ để không phải quay lại vào ngày khác chỉ để nộp phạt, không công khai khuyến khích bạn có những hành vi tiêu cực tuy nhiên bạn nên xử lý thế nào để gọn gàng và ít gặp rắc rối nhất và cũng là để đảm bảo hành trình của bạn không bị gián đoạn.
Vật dụng liên quan đến xe máy bạn nên mang theo
Gương trái (Luật GTĐB quy định xe bạn chỉ cần có gương bên trái) tuy nhiên bạn nên lắp cả 2 gương để tăng tầm quan sát.
Giấy tờ liên quan đến xe bao gồm : Đăng ký xe, giấy phép lái xe, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự, Giấy nộp phí đường bộ.
Mũ bảo hiểm có kính (ít nhất là loại nửa đầu chắc chắn, không nên dùng mũ thời trang), quần áo và các loại bảo vệ cơ thể như bọc khuỷu tay, bọc gối, găng tay … (cái này tùy từng bạn, có những bạn không quen hoặc không thích dùng nhưng nếu có nó sẽ bảo vệ bạn rất tốt trong trường hợp ngã xe).
Một bộ đồ nghề sửa xe cơ bản : Bộ tròng tháo lốp, bộ móc lốp và dụng cụ vá,bơm tay hoặc bơm chân, một vài dụng cụ cơ bản như : Tua vít, kìm, mỏ lết … Một đôi săm dự phòng (1 trước và 1 sau) cho xe của bạn, 1 bugi phù hợp với xe. Tất nhiên với điều kiện trong đoàn bạn phải có người biết một chút về lĩnh vực sửa xe này. Còn không lời khuyên của chúng tôi là hãy sử dụng keo tự vá đã nhắc ở phía trên.
Nếu trời mưa, sử dụng quần áo mưa bộ, không nên sử dụng áo mưa cánh dơi bởi bề mặt rộng khiến diện tích gặp gió nhiều, sẽ ảnh hướng tới việc điều khiển xe.
Mang một vài đoạn ruy băng sáng màu (thường là xanh chuối hoặc vàng) để làm dấu buộc lại cho xe sau với những cung đường không phải là quốc lộ, tỉnh lộ (bản lộ chẳng hạn ).
Chuẩn bị chi phí đi phượt bằng xe máy
Về chi phí đi phượt bằng xe máy, còn phụ thuộc vào điểm đến mà bạn lựa chọn cũng như thời gian cho chuyến đi. Trong đó những khoản chi phí cố định cho chuyến du lịch phượt đó là:
- Về xăng xe đi lại: Trung bình một lít xăng sẽ đi được khoảng 50-60km đối với xe đường trường và 30-40km đối với đường núi, đường nội thành.
- Chỗ ngủ nghỉ: Nếu bạn đi vào những ngày thường thì giá phòng sẽ “dễ chịu” hơn dao động khoảng 150-250k/đêm.
- Về ăn uống: Còn tùy thuộc vào nhu cầu ăn uống của bạn như thế nào, thích ăn tại nhà hàng hay quán bình dân, vỉa hè… Tuy nhiên, nếu đi du lịch bụi thì các bạn nên thưởng thức những món ăn đặc sản của mảnh đất đó.
- Ngoài ra, cũng có thể phát sinh thêm chi phí về vé tàu, phà (nếu có).
Kinh nghiệm du lịch ‘bụi phượt’ bằng xe máy: Trước khi đi bạn cũng nên bảo dưỡng toàn bộ xe của mình, kiểm tra độ mòn của lốp má phanh, thay dầu máy… Bên cạnh đó, các bạn có thể sử dụng keo tự vá đổ vào săm xe, tránh tình trạng xe bị cán phải đinh trên đường.
Những dụng cụ cần sửa xe máy khi đi phượt
Phượt bằng xe máy đang dần trở thành một trào lưu cộng đồng, thu hút đông đảo giới trẻ ưa thích cảm giác khám phá, chinh phục những điều mới lạ ở những vùng đất được đặt chân đến. Tuy nhiên, trên chuyến hành trình đi phượt bên cạnh những điều thú vị thì đôi khi vẫn xảy ra những sự cố không như ý muốn, tệ nhất là hư xe dọc đường. Vì thế, ngoài những tư trang cá nhân thì bạn cũng nên mang theo dự phòng những dụng cụ sửa xe máy đi phượt nhé.
- Tua vít (tuốc-nơ-vít) hay đầu khóa lục giác.
- Đèn pin
- Tẩu mở bugi và bugi dự phòng.
- Dây rút
- Mỏ lết
- Gậy leo núi
- Kìm sửa xe
- Bộ vá lốp/săm xe.
Vì sao nên mang theo những dụng cụ sửa xe máy khi đi phượt? Chắc hẳn trong chuyến đi phượt đèo núi khó tránh khỏi xe bị thủng lốp, tắt mát và ở những nơi này thì hầu như khó tìm được quán sửa xe nào. Trong những lúc đó, nếu mang theo những dụng cụ sửa xe cần thiết sẽ giúp bạn có thể tự ứng biến, tự sửa xe một cách dễ dàng hơn. Chính vì thế, khi quyết định đi phượt bạn nên cân nhắc mang theo những dụng cụ sửa xe máy để có thể xử lý những vấn đề đơn giản này.
Đọc thêm bài viết: Hướng dẫn lái xe máy an toàn nhất.
Tua vít (tuốc-nơ-vít) hay đầu khóa lục giác

Tua vít là một trong những dụng cụ sửa xe máy đi phượt mà bạn nên mang. Chắc chắn với việc vặn ốc đầu 4 cạnh và 2 cạnh thì không thể thiếu chiếc tuốc-nơ-vít rồi. Dụng cụ này có hai loại 4 cạnh và 2 cạnh tương ứng với hai loại vít thông dụng được sử dụng trên xe máy phổ thông hiện nay.Với thiết kế thân vỏ nhựa, vít bắt thông thường loại này được sử dụng trên đại đa số các mối bắt trên hệ thống thân vỏ, đồng nghĩa với việc bạn có thể mở hệ thống vỏ nhựa quay để tiếp cận với các chi tiết vận hành bên trong xe như động cơ hay hệ thống điện một cách dễ dàng hơn.
Tua vít cũng có kích thước cỡ đầu vít theo tiêu chuẩn, bạn cần lưu ý lựa chọn đúng theo tiêu chuẩn của vít sử dụng trên xe của mình. Đừng nên tiết kiệm tiền mua những chiếc tua vít đểu bởi đặc tính vặn xoáy tác động vào cạnh đầu vít có thể khiến vít bị hỏng nếu sử dụng không đúng chủng loại tua vít hay tua vít có chất lượng thấp. Không chỉ hỏng đầu tua vít, chúng còn làm hỏng chính đầu vít trên xe của bạn.
Đèn pin
Nếu xe gặp sự cố giữa đường trong những chuyến đi đêm, hẳn bạn hiểu sự cần thiết của một chiếc đèn pin, đặc biệt khi bạn ở một nơi heo hút nào đó hay giữa đỉnh đèo vắng người qua lại.

Đèn pin thường được nhắc đến với việc sử dụng hàng ngày trong mỗi gia đình với những người, nhóm đi phượt, đèn pin được coi là phương tiện dùng để chiếu sáng chính, khi đó ngày nay rất nhiều bạn nam, nữ trẻ tuổi có xu hướng đi phượt nhiều hơn nên đèn pin là vật dụng không thể thiếu trong những chuyến đi đó.
Tưởng chừng như việc đi phượt chẳng cần gì đến đèn pin nhưng bạn hãy trang bị vào túi đồ của mình một chiếc đèn pin khi đi phượt, chắc chắn rằng sẽ có lúc bạn cần đến nó, nó sẽ cứu bạn và cả nhóm phượt trong những trường hợp bạn gặp khó khăn đấy!
Tẩu mở bugi và bugi dự phòng
Lỗi hay gặp, khó nhất khi đi phượt với xe máy là xe chết máy đột ngột giữa đường. Quy trình kiểm tra đơn giản của lỗi này bắt đầu từ việc kiểm tra lượng xăng, nếu xăng còn mà xe không thể khởi động thì việc tiếp theo bạn cần mở bugi xe để kiểm tra. Đây cũng chính là lý do mà trong bộ phụ tùng sửa chữa đơn giản đi kèm với xe luôn có trang bị tẩu mở bugi này.

Sau khi tháo bugi với tẩu bugi, bạn có thể kiểm tra dây dẫn điện của bugi và kiểm tra bugi. Cách đơn giản nhất là mang theo một chiếc bugi mới với giá chỉ vài chục nghìn đồng, thay thế và thử nghiệm bởi đây là cách có thể là cứu cánh hàng đầu dành cho bạn khi đi phượt với xe máy.
Cách đơn giản nhất là mang theo một chiếc bugi mới với giá chỉ vài chục nghìn đồng, thay thế và thử nghiệm bởi trong quá trình hoạt động với quãng đường dài, bugi đã cũ có khả năng chết điện cực do phải vận hành liên tục quá lâu hoặc tuổi thọ đã hết. Thao tác đơn giản này có thể là cứu cánh hàng đầu dành cho bạn khi đi phượt với xe máy.
Dây rút
Dây rút là một loại dụng cụ thú vị và vô cùng đa năng, cùng với việc đa dạng về màu sắc, những chiếc dây rút còn có thể đảm nhiệm việc trang trí trên chiếc xe của bạn

Dây rút nhựa là một trong những món đồ hữu ích hàng đầu trong khá nhiều phạm trù công việc mà không chỉ riêng đối với một chiếc xe máy. Bạn có thể sử dụng chúng ở khắp mọi nơi với hàng tá công việc cần đến chúng, đơn cử như việc thắt buộc làm gọn và cố định hệ thống điện trên xe là một trong những ứng dụng của chúng hay buộc gá các chi tiết lỏng lẻo tạm thời trong quá trình di chuyển.
Mỏ lết
Một chiếc mỏ lết với khả năng vặn mở, xiết nhiều cỡ ốc hẳn nhiên sẽ là một người bạn đường hữu ích. Quả thực nếu với kiến thức thông thường trong việc sửa chữa, chiếc mỏ lết gần như có thể giúp bạn mọi thao tác đơn giản tháo lắp thông thường để tiếp cận các hệ thống cần sửa chữa như mở ốc xiết trục càng trước, sau để thay săm, hay vặn, chỉnh gương.

Trên thực tế, chiếc mỏ lết chỉ có thể đảm nhận công việc ở mức trung bình khá do sự vướng víu, nặng nề bởi bộ khóa có khả năng tăng chỉnh kích thước. Tuy nhiên, nếu xét đến vấn đề cân nặng khi bạn phải mang theo một tá cờ lê trong những chuyến hành trình dài thì một dụng cụ có phạm vi sử dụng rộng như chiếc mỏ lết là một lựa chọn tốt.
Gậy leo núi
Gậy leo núi không chỉ được biết đến là sản phẩm được dùng trong các chuyến leo núi mà nó còn mang lại nhiều công dụng đặc biệt.
Sử dụng sản phẩm giống như được trang bị thêm một đôi chân cho người dùng. Gậy hỗ trợ người đi giảm bớt mệt mỏi, tránh vận động quá sức. Sử dụng gậy khi lên hoặc xuống dốc còn giúp người dùng kiểm soát được tốc độ, bảo vệ vùng lưng của người dùng.

Các sản phẩm gậy leo núi còn được biết đến với chất lượng cao cấp, có độ cứng nhất định, khi cần, ta có thể dùng như một vũ khí tự vệ. Chính bởi lý do này mà gậy leo núi được xếp vào trong danh sách đồ bảo hộ đi phượt cần có.
Ngoài ra, các thiết kế hiện nay còn cho phép sản phẩm có thể gấp gọn, hỗ trợ người dùng mang theo một cách dễ dàng hơn.
Kìm sửa xe
Đây chính là một dụng cụ vô cùng quan trọng. Kìm không chỉ để sử dụng trong vấn đề sửa chữa xe mà nó còn được sử dụng trong việc cắt dây kim loại, rút các vật khác. Ví dụ như là trên đường bạn đi bị đinh cắm vào lốp chẳng hạn.

Kìm không quá đắt đỏ. Một chiếc kìm thì thường có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn. Chính bởi vậy, bạn hãy sắm cho mình một chiếc kìm để mang theo. Những cửa hàng bán dụng cụ cơ khí thường sẽ bán dụng cụ này.
Kìm là một trong những dụng cụ quan trọng nhất không chỉ đối với việc sửa chữa thông thường. Dụng cụ này có thể cắt dây kim loại, giữ các chi tiết với lực khá tốt và cộng lực giúp bạn dễ dàng rút các vật thể, ví dụ như một chiếc đinh găm vào lốp xe chẳng hạn.
Bộ vá lốp/săm xe
Bất kì một phượt thủ nào đi chặng đường dài đều không thể thiếu bộ phận này. Trên đường đi, nhất là những đoạn đường xóc, chắc chắn xe không tránh khỏi việc thủng lốp.
Xe máy thường sẽ sử dụng hai loại lốp có xăm và không săm. Chính bởi vậy mà việc mua ộ vá lốp xe cũng sẽ khác nhau đấy nhé.

Việc mua bộ dụng cụ này bạn có thể nhờ sự tư vấn của các cửa hàng bán. Bộ dụng cụ này được bán khá nhiều. Chính bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng mua được
Đối với lốp có săm, bạn có thể mua miếng vá và keo vá. Để có thể móc lốp, bạn nên trang bị bộ cờ lê tròng nữa nhé.
Đối với trường hợp bạn sử dụng lốp không săm thì bạn cần phải mang theo bộ vá dùi. Bộ vá này sẽ bao gồm một dùi sắt và phần cao su nở để vá săm. Vá dùi ở đây chỉ mang tính chất tạm thời thôi nhé. Còn để đảm bảo an toàn trong một quãng đường dài thì bạn cần phải đến tiệm sửa xe chuyên nghiệp. Ở đây, họ sẽ giải quyết triệt để vấn đề của bạn.